Lớn lên trong kỷ nguyên công nghệ.

Hôm vừa rồi, mình có một cuộc nói chuyện rất thú vị với một chú người Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam của chú về vấn đề nuôi dậy con cái. Là một ông bố trẻ, cuộc nói chuyện đem lại cho mình rất nhiều suy nghĩ. Trẻ con hiện nay sẽ không bao giờ có được “tuổi thơ” như bố mẹ chúng, hay như ông bà chúng, khi mà chúng không bao giờ được biết tới một thế giới không có máy tính, điện thoại, hay với con mình, nó sẽ không bao giờ có thể có khái niệm về một thế giới không có smartphones. Vậy làm thế nào để nuôi dậy con trong cái thế giới đó?

IMG_7896

Chắc chắn một điều rằng, khi được hỏi về vấn đề này, rất nhiều ông bố bà mẹ sẽ chia sẻ, rằng họ sẽ không cho con chơi điện thoại, không mua điện thoại cho con cho đến khi chúng lớn, cấm chúng sử dụng các thiết bị điện tử cho các mục đích khác ngoài học tập, và rất rất nhiều các biện pháp khác được đưa ra. Vậy thực tế thì thế nào? Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp khi đi ăn ngoài nhà hàng, bố mẹ nói chuyện với nhau, còn trẻ con mỗi đứa nghịch một máy, hoặc một đôi uyên ương đi café với nhau, nhưng mỗi người lại đang tương tác với một màn hình riêng. Chú người Mỹ kia cũng chia sẻ, rằng khi con chú mang bầu, chú cũng đã đặt câu hỏi như vậy, và câu trả lời cũng giống như rất nhiều ông bố bà mẹ khác. Nhưng thực tế là tại thời điểm này, khi cháu của chú ý được 2 tuổi, thì chiếc iphone của mẹ dường như là vật bất ly thân. Do vậy có thể thấy, đấy không chỉ là một vấn đề chỉ Việt Nam của ta có, mà nó xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Và với sự xuất hiện của kính 3D gần đây, liệu trong tương lai, chúng có có còn “nhìn mặt” nhau?

IMG_7533

Không thể phủ nhận sự thật rằng với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, trẻ con có điều kiện khám phá thế giới một cách dễ dàng, tiện lợi, và đầy đủ hơn bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ. Chỉ với một chiếc máy tính bảng, cha mẹ có thể cùng con khám phá gần như tất cả những kiến thức, trải nghiệm khắp nơi trên thế giới chỉ qua vài cái chạm, vài cái vuốt. Công nghệ hình ảnh và truyền tải ngày càng phát triển khiến cho những trải nghiệm trên máy thật hơn bao giờ hết. Nhưng làm sao để vạch ra được ranh giới giữa việc sử dụng công nghệ với mục đích giáo dục, và chìm đắm trong thế giới ảo? Làm sao để đạt được sự cân bằng giữa thế giới mới và thế giới cũ, thế giới ảo và thế giới thật, tương tác với màn hình và tương tác với con người?

IMG_7636

Cá nhân mình nghĩ cha mẹ sẽ là yếu tố quyết định trong việc này. Nếu chúng ta tự đặt ra những quy tắc cho bản thân như không dùng điện thoại trong bữa ăn, không kiểm tra điện thoại mỗi 5 phút khi đang chơi với con (dù cho con 1 tháng hay 1 tuổi), đọc sách thay vì lướt fb, đối thoại trực tiếp thay vì sử dụng IMS, đi ra ngoài nhiều hơn, vận động nhiều hơn, cho con trải nghiệm nhiều hơn, thì có lẽ những điều đó cũng giúp ích một phần trong việc nuôi dậy trẻ. Trẻ con sẽ nhìn những người gần mình nhất (hi vọng là bố mẹ chứ không phải ông bà hay giúp việc) và noi theo, do vậy hãy trở thành những tấm gương để con noi theo. Hãy nhớ rằng, chúng ta không bao giờ có thể bắt con trở thành con người mà chúng ta muốn khi chúng ta lại đi ngược lại với những lời dậy bảo của mình.

IMG_9588 copy

Lý thuyết là như vậy. Vậy còn thực tế thì sẽ như thế nào? Con mình mới được 4 tháng và bé đã được đi bơi. Chặng đường trước mắt sẽ đầy những thử thách và lựa chọn. Mình rất háo hức, nhưng cũng rất hoang mang. Liệu mình sẽ thực hiện được bao nhiêu trong mớ “chiến lược” mình vạch ra?

-KN-

Bình luận

Related news
Show Buttons
Share On Facebook
Share On Twitter
Share On Google Plus
Share On Pinterest
Contact us
Hide Buttons
X

Live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?